Đối với sinh viên ngành luật hay những mọt phim điều tra thì không còn xa lạ với một chức danh, nghề nghiệp mang tên công tố viên. Vậy công tố viên là gì? Họ có nhiệm vụ gì trong các vụ án? Các yếu tố trong phim đã làm bật lên công việc, sứ mệnh của một công tố viên ngoài đời thật hay chăng chỉ có thể gọi là “diễn phim” nhằm cuốn hút người xem… để rồi, gieo vào tâm hồn trẻ thơ một suy nghĩ, một ước mơ về thế giới của một cô, một chú công tố viên phi thường, anh dũng, không can tâm nhìn thế giới đảo lộn, cán cân công bằng bị dịch chuyển theo hướng tiêu cực. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Thực tế, danh xưng công tố viên là gì?
Trước tiên, dù ở bất kỳ quốc gia nào thì công tố viên chính là một nghề trong xã hội đảm nhiệm nghĩa vụ trong khuôn khổ liên quan đến pháp luật nhằm đảm bảo tính công bằng, kỷ cương, trật tự xã hội; bắt đúng người, quy đúng tội, trả lại sự trong sạch cho những người bị oan.
Thứ 2, nếu hỏi công tố viên là gì thì với mỗi quốc gia lại có những quan điểm hơi khác nhau một chút liên quan đến công việc và trách nhiệm thực tế của công tố viên.
- Tại Việt Nam, công tố viên là nhân sự trực thuộc viện kiểm sát, được phép điều tra, truy tố và kết tội bị cáo trong các phiên tòa. Tại tòa, công tố viên giữa vai trò là bên đưa ra những buộc tội người đang được xét xử để thành lập bản án cuối cùng sau những gì đã điều tra của bản thân và cơ quan chức năng.
- Về phía Nhật Bản: công tố viên có trách nhiệm kiểm tra lại kết quả của phía cảnh sát đồng thời phối hợp hoặc tự mình điều tra lại các manh mối vụ án để đưa ra quyết định có tiến hành khởi tố hay không khởi tố. Đây chính là quyền hạn của công tố viên Nhật Bản
- Đối với công tố viên Hàn Quốc: Công tố viên trực tiếp tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ với cấp dưới được điều động hỗ trợ là cảnh sát. Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, cảnh sát phải giao cho công tố viên tất cả bằng chứng để công tố đưa ra kết luận có đề xuất truy tố hay không. Đặc biệt hơn, dù là công tố viên nhưng công tố sẽ tiến hành bảo vệ công lý, tính minh bạch cho cả bị cáo lẫn người đứng ở vị trí người bị hại để đảm bảo 1 bản án hợp tình hợp lí nhất có thể.
- Tại Anh: công tố viên có 2 loại: 1 là công tố viên nhận được sự ủy quyền đại diện trong các vấn đề liên quan đến hành chính, giấy tờ. Trường hợp 2 là đóng vai trò như một luật sư bảo vệ quyền lợi của con người.
Dù cho quyền hạn và vai trò của công tố viên ở các quốc gia có sự khác nhau, nhưng theo quy định của Hiệp hội công tố viên Quốc tế (IAP), công tố viên là người thuộc cơ quan công tố, được cơ quan tư pháp hay cơ quan công tố theo quy định từng nước trao quyền, trách nhiệm và sứ mệnh điều tra sự thật, tiến hành truy tố vụ án để tòa án tối cao đưa ra bản án thích đáng với đối tượng phạm tội trong buổi xét xử.
Đặc quyền mà công tố viên được nhận khi tham gia quá trình truy tố
- Gia đình, người thân và bản thân công tố viên phải được bảo vệ nghiêm ngặt khi có sự đe dọa từ bên ngoài
- Các quốc gia, cơ quan phải tạo điều kiện hỗ trợ, phối hợp cùng công tố viên để đưa ra phán xét không mang cảm xúc cá nhân
- Lương, thưởng, chế độ bảo hiểm, hưu trí đều được áp dụng toàn diện
- Việc điều chỉnh đơn vị công tác, hỗ trợ vụ án phải được sắp xếp ổn thỏa để công tố viên được sử dụng chuyên môn của bản thân vào công việc.
Quyền hạn của công tố viên trước và trong phiên tòa xét xử vụ án
Dù cho sức ảnh hưởng của công tố viên là gì thì công tố viên cũng phải giữ một trái tim liêm khiết, chấp hành đúng quyền hạn của bản thân nhận được như:
- Kiểm soát việc khởi tố, lập hồ sơ vụ án
- Tiến hành hỏi cung, lấy lời khai từ cả 2 phía và những người liên quan
- Tham gia phiên tòa xét xử theo lịch đã xếp, đọc cáo trạng trước bồi thẩm đoàn, luật sư bào chữa, bị cáo …
- Đưa ra chứng cứ và luận án
- Lắng nghe các bản án, ý kiến, phán quyết của tòa
- Chịu trách nhiệm trước các quyết định của bản thân trong suốt cả phiên tòa xét xử diễn ra
- Không được đưa bất kì cảm xúc cá nhân bên ngoài vào quá trình điều tra, đưa ra lời cáo buộc trước tòa
Có thể nói mỗi công việc, mỗi ngành nghề đều có những có những đặc điểm riêng biệt. Công tố viên cũng vậy, trong tâm trí rất nhiều người, hình ảnh một công tố viên khi đọc bản án và đưa ra lời kết tội đanh thép thật oai phong và đầy kiêu hùng nhưng hôm nay. Bài viết chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm xem chức vụ công tố viên là gì, sứ mệnh thực sự của những người đứng trong hàng ngũ của viện công tố lớn lao đến thế nào, khó khăn ra sao…